GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC NGÀNH LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI TỈNH NAM ĐỊNH
Tháng 10/1945, Ty Lao động
Thành phố Nam Định được thành lập do đồng chí Trần Văn Mạc làm Trưởng ty (từ
năm 1945 đến 1953, thành phố Nam Định thuộc Ủy ban Kháng chiến Hành chính Liên
khu III). Tỉnh Nam Định có Phòng Lao động. Công tác cứu tế xã hội trong thời
gian này do Ty Lao động thành phố Nam Định và Phòng Lao động tỉnh Nam Định đảm
nhận.
Năm 1947, Ty Thương binh
cựu binh được thành lập theo Sắc lệnh số 10/SL ngày 3/10/1947 của Chủ tịch
Chính phủ Việt Nam Dân chủ cộng hòa. Bộ máy ngành Lao động và ngành Thương
binh-Cựu binh Nam Định thời kỳ này gồm có hai bộ phận: Ty Lao động và Ty Thương
binh-Cựu binh. Ty Lao động thành phố Nam Định trực thuộc Sở Lao động Liên Khu
III do đồng chí Trần Văn Mạc làm Trưởng ty; Ty Lao động tỉnh Nam Định do đồng
chí Phan Đình Truy làm Trưởng ty.
Từ năm 1949-1952 gọi là Ty
Lao động Nam Thái (Nam Định – Thái Bình)
Năm 1953, Ty Lao động Nam
Thái chia thành hai phòng: Phòng Lao động Nam Định và Phòng Lao động-Thái Bình
thuộc khu Lao động Liên Khu III. Ty Thương binh – Cựu binh Nam Định do điều
kiện chiến tranh và là địa phương có 90% là vùng tạm chiếm nên chưa có điều
kiện thành lập, phụ trách công tác thương binh – tử sỹ do một cán bộ Ủy ban
Kháng chiến hành chính tỉnh đảm nhận.
Từ năm 1954 đến tháng
8/1957, Cơ quan lao động ở Nam Định gồm Ty Lao động thành phố và Phòng Lao động
tỉnh. Ty Lao động Nam Định được thành lập vào đầu năm 1957 trên cơ sở sáp nhập
Ty Lao động thành phố Nam Định và Phòng Lao động tỉnh Nam Định.
Tháng 12/1954, Ty Thương
binh – Cựu Binh Nam Định thành lập, từ tháng 5/1959 đổi tên là Phòng Dân chính-
Thương binh.
Năm 1963, Phòng Dân chính –
Thương binh đổi tên thành Ban Tổ chức và Dân chính
Năm 1966, đổi là Ban Thương
binh – Xã hội; cấp huyện có Phòng Lao động, Phòng Tổ chức và Dân chính làm
nhiệm vụ lao động, tiền lương và thương binh – xã hội.
Ngày 04/5/1965, Ty Lao động
Nam Định và Ty Lao động Hà Nam sáp nhập thành Ty Lao động Nam Hà; Ban Thương
binh – Xã hội Nam Định sáp nhập với Ban Thương binh – Xã hội Hà Nam thành Ban
Thương binh – Xã hội Nam Hà.
Ngày 27/12/1975, hai tỉnh
Nam Hà và Ninh Bình hợp nhất thành tỉnh Hà Nam Ninh.
Năm 1982, Ty Lao động Hà
Nam Ninh đổi thành Sở Lao động tỉnh Hà Nam Ninh
Từ năm 1982 – 1987, Ty
Thương binh – Xã hội gọi là Sở Thương binh – Xã hội tỉnh Hà Nam Ninh.
Năm 1987, hợp nhất Sở Lao
động và Sở Thương binh – Xã hội thành Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh
Hà Nam Ninh.
Năm 1991, Thực hiện phân
định, điều chỉnh lại địa giới hành chính một số tỉnh, trong đó chia tách tỉnh
Hà Nam Ninh thành hai tỉnh: Nam Hà và Ninh Bình. Tỉnh Nam Hà được tái lập. Sở
Lao động-Thương binh và Xã hội Nam Hà có trụ sở tại thành phố Nam Định
Tháng 6/1995, Bảo hiểm xã
hội tách ra khỏi Ngành Lao động – Thương binh và Xã hội.
Năm 1996, Thực hiện phân
định, điều chỉnh lại địa giới hành chính một số tỉnh, trong đó chia tách tỉnh
Nam Hà thành hai tỉnh: Nam Định và Hà Nam. UBND tỉnh Nam Định ra Quyết định số
171/QĐ-UBND ngày 15/5/1996 về việc kiện toàn bộ máy và các phòng chuyên môn
nghiệp vụ của Sở Lao động-Thương binh và Xã hội tỉnh Nam Định.
Năm 2008, UBND tỉnh giải
thể Ủy ban dân số và gia đình và chuyển chức năng và tổ chức về bảo vệ chăm sóc
trẻ em (kể cả quỹ bảo trợ trẻ em) về Sở Lao động – Thương binh và Xã hội theo
Quyết định 519/QĐ-UBND ngày 13/3/2008. Bổ sung chức năng quản lý nhà nước về
bình đẳng giới cho Sở Lao động – Thương binh và Xã hội theo Nghị định
70/2008/NĐ-CP ngày 04/6/2008 của Chính phủ. Tiếp nhận, quản lý trực tiếp và
toàn diện đối với các Trường Trung cấp nghề từ Sở Công nghiệp, Sở Giáo dục và
Đào tạo, UBND huyện Ý Yên; thành lập Chi cục Phòng, chống tệ nạn xã hội trên cơ
sở tách ra từ Phòng Bảo trợ và Phòng chống tệ nạn xã hội.
Tháng 04/2009, Sở Lao
động-Thương binh và Xã hội tỉnh Nam Định hoạt động theo bộ máy tổ chức quy định
tại Quyết định số 22/2008/QĐ-UBND ngày 29/10/2008 của UBND tỉnh Nam Định trong
giai đoạn này Sở có 09 phòng nghiệp vụ, 01 chi cục và 9 đơn vị sự nghiệp.
Năm 2017, UBND tỉnh chuyển
chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp từ Sở Giáo dục và
Đào tạo về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội theo Quyết định số 777/QĐ-UBND
ngày 19/04/2017; Tiếp nhận, quản lý trực tiếp và toàn diện đối với các 02 Trường
Trung cấp từ Sở Giáo dục và Đào tạo; trong giai đoạn này Sở có 09 phòng nghiệp
vụ, 01 chi cục và 11 đơn vị sự nghiệp
Năm 2019, UBND tỉnh có
quyết định sát nhập, hợp nhất một số đơn vị sự nghiệp thuộc Sở; đến năm 2020,
Sở chỉ còn 04 đơn vị sự nghiệp thuộc Sở;
Năm 2021, UBND tỉnh có
quyết định chuyển 01 Chi cục thuộc Sở thành phòng chuyên môn nghiệp vụ và ổn
định bộ máy tổ chức cho đến nay.