Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình Truyền thông về bình đẳng giới đến năm 2030
Phó
Thủ tướng Vũ Đức Đam vừa ký Quyết định số 1790/QĐ-TTg ngày 23/10/2021 phê duyệt
Chương trình Truyền thông về bình đẳng giới đến năm 2030. Đây là lần đầu tiên
Việt Nam có một Chương trình truyên thông riêng về bình đẳng giới với tầm nhìn
đến năm 2030
Năm mục tiêu của Chương trình
Chương trình đặt mục
tiêu đến năm 2025 đạt 100% bộ, ngành, địa phương xây dựng kế hoạch, triển khai
hoạt động Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực
trên cơ sở giới hằng năm.
Phấn đấu đến năm 2030
nhận thức về bình đẳng giới của các nhóm đối tượng trong cộng đồng tăng từ 10 -
15% so với năm 2025.
Phấn đấu đến năm 2025
đạt ít nhất 70% cơ quan truyền thông áp dụng thí điểm và đến năm 2030 đạt 90%
cơ quan truyền thông chính thức áp dụng Bộ chỉ số về giới trong truyền thông.
Đến năm 2025 đạt 95% và
đến năm 2030 đạt 100% các hương ước, quy ước của cộng đồng đã được thông qua
không có sự phân biệt đối xử về giới.
Hằng năm, các cơ quan,
tổ chức, doanh nghiệp và người dân được truyền thông, phổ biến, cập nhật thông
tin về pháp luật, chính sách về bình đẳng giới ít nhất 02 cuộc.
Theo đại diện Bộ Lao
động – Thương binh và Xã hội: truyền thông được xác định là một nhiệm vụ trọng
tâm để triển khai thực hiện pháp luật, chính sách về bình đẳng giới, là giải
pháp quan trọng nhất nhằm nâng cao nhận thức, chuyển đổi hành vi, góp phần xóa
bỏ định kiến, tiến tới thực hiện bình đẳng giới thực chất. Trong những năm qua,
các cấp, các ngành, địa phương, đã có nhiều cố gắng trong công tác truyền thông
về bình đẳng giới. Đặc biệt, việc triển khai Tháng hành động vì bình đẳng giới
và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới từ năm 2016 đến nay đã tạo
ra những hiệu ứng tích cực, thu hút sự tham gia hưởng ứng, quan tâm, chung tay
vào cuộc của người dân, cộng đồng và các cơ quan, tổ chức, góp phần rút ngắn
khoảng cách giới trong hầu hết các lĩnh vực. Chương trình sẽ phát huy ưu điểm,
những cách làm hay, có hiệu quả, khắc phục những bất cập, hạn chế; cải tiến nội
dung, phương pháp, hình thức, công nghệ truyền thông cho phù hợp với từng nhóm
đối tượng, vùng miền, nhằm thực hiện thành công Chiến lược quốc gia về bình
đẳng giới giai đoạn 2021-2030; Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện Chương
trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững và các chủ trương, chính sách khác
về bình đẳng giới và phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021-2030.

Bà Nguyễn Thị Hà, Thứ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội
khai mạc Lễ phát động Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng chống bạo lực
trên cơ sở giới năm 2020
Để đạt được mục tiêu
trên, Chương trình đề ra những nhiệm vụ và giải pháp tăng cường cung cấp thông
tin, tuyên truyền, phổ biến pháp luật, chính sách và kết quả thực hiện công tác
bình đẳng giới cho các cấp ủy Đảng, chính quyền, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp
và người dân. Tổ chức các hoạt động thông tin, tuyên truyền phù hợp cho các
nhóm đối tượng theo định kỳ và vào các đợt cao điểm hằng năm.
Đồng thời, đổi mới về
hình thức và phương tiện truyền thông, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ và nền tảng
số, đa dạng hóa các loại hình, sản phẩm trong công tác truyền thông về bình
đẳng giới.
Bên cạnh đó, đẩy mạnh xã
hội hóa công tác truyền thông, huy động nguồn lực, phương tiện và sự tham gia,
hưởng ứng của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và người dân, đặc biệt là các nhà
lãnh đạo, quản lý, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, những người có uy tín và
ảnh hưởng lớn trong xã hội.
Mở rộng và đẩy mạnh công
tác giáo dục về bình đẳng giới trong gia đình, nhà trường, cộng đồng và thúc
đẩy sự tham gia của trẻ em; xây dựng và áp dụng Bộ chỉ số về giới trong truyền
thông; nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ truyền thông, phóng viên, biên tập
viên, báo cáo viên, tuyên truyền viên, cộng tác viên truyền thông các ngành,
các cấp.
Tăng cường truyền thông
về luật pháp, chính sách và những thành tựu, kết quả về bình đẳng giới của
Việt Nam cho các đối tác quốc tế; tích cực đấu tranh, phản bác những thông tin
sai lệch về bình đẳng giới và các chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam.
Tăng cường kiểm tra,
giám sát công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về bình đẳng giới, nhân rộng
các mô hình truyền thông về bình đẳng giới có hiệu quả.
Hình ảnh tại Lễ phát động Tháng hành động vì bình đẳng giới và
phòng chống bạo lực trên cơ sở giới năm 2020
Bộ Lao
động - Thương binh và Xã hộilà cơ quan chủ trì thực hiện
Với vai trò là cơ quan
quản lý nhà nước về bình đẳng giới, Thủ tướng Chính phủ phân công Bộ Lao động -
Thương binh và Xã hội chủ trì hướng dẫn, đôn đốc các bộ, ngành, địa phương
triển khai các nhiệm vụ của Chương trình. Phối hợp với các cơ quan, tổ chức liên
quan xây dựng tài liệu, văn bản, triển khai việc cung cấp, phổ biến, cập nhật
thông tin, chính sách, pháp luật về bình đẳng giới đến các cấp ủy Đảng, chính
quyền, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và người dân.
Đưa nội dung bình đẳng
giới vào chương trình giảng dạy chính thức của hệ thống giáo dục nghề nghiệp,
bồi dưỡng kiến thức giới, bình đẳng giới cho người lao động đi làm việc ở nước
ngoài. Tổ chức đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng cho đội ngũ nhà giáo và học viên
trong các cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp, cho đội ngũ cán bộ doanh nghiệp
cung cấp dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài và cán bộ cơ quan
quản lý lao động tại địa phương.
Hướng dẫn, triển khai
chiến dịch truyền thông cao điểm về bình đẳng giới trong Tháng hành động vì
bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới từ 15 tháng
11 đến ngày 15 tháng 12 hằng năm.
Hướng dẫn, phối hợp, xây
dựng và nhân rộng các mô hình truyền thông có hiệu quả. Biểu dương, khen thưởng
kịp thời những tổ chức, cá nhân có đóng góp tích cực và hiệu quả trong công tác
truyền thông về bình đẳng giới.
Xây dựng tài liệu và tổ
chức đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực, kỹ năng, kiến thức về bình đẳng giới
cho đội ngũ cán bộ làm công tác bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ, cán
bộ truyền thông, cộng tác viên về bình đẳng giới các cấp. Điều tra, khảo sát,
kiểm tra, tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện Chương trình của các bộ ngành, địa
phương hằng năm; tổ chức sơ kết, tổng kết Chương trình.
(Trích nguồn: http://www.molisa.gov.vn/)